CÂY NẶN MỤN 2 ĐẦU INOX DÀI 8CM (MÀU BẠC)
– Mụn trứng cá là kẻ thù của làn da nên khi bị nổi mụn, chúng ta đều muốn xử lý nốt mụn này ngay lập tức. Và cây nặn mụn là dụng cụ mà nhiều bạn sử dụng để thực hiện việc loại bỏ nốt mụn trên da.
– Cây nặn mụn thường có chất liệu bằng kim loại với dạng đầu hình tròn có lỗ rỗng. Nhân mụn sẽ được lấy dễ dàng qua lỗ tròn khi dùng tay đè que nặn mụn lên vùng da xung quanh.
– Cây Nặn Mụn 2 Đầu sẽ giúp bạn loại bỏ những vết mụn trên da với 2 đầu tiện lợi. Việc sử dụng que nặn mụn rất đơn giản, nhưng nếu không áp dụng theo đúng quy trình nặn mụn với que, bạn có thể khiến làn da mình trở nên tồi tệ hơn.
– Khi sử dụng Cây Nặn Mụn 2 Đầu, các bạn nên lưu ý rằng: Cây nặn mụn có thể lấy đi cồi mụn nhưng không phải mụn nào cũng có thể lấy cồi mụn được.
– Tùy theo loại mụn và tình trạng mụn mà chúng ta xem xét có nên dùng cây nặn mụn để lấy nhân mụn hay không. Nếu không thực hiện đúng cách, mụn có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, để lại sạo xấu xí trên da hoặc tái phát mụn trở lại… Vì vậy, bạn cần phải biết phân biệt các loại mụn được nặn và không được nặn như sau:
– Các loại mụn được nặn: Các mụn mọc riêng rẽ, có kích thước nhỏ với cồi mụn khô cứng trồi lên bề mặt da như mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu nhỏ, mụn nhỏ có đầu nhân cứng…
– Các loại mụn không được nặn: Mụn trứng cá bọc sưng đau nhưng không thấy cồi mụn, mụn trứng cá ác tính có kích thước lớn và viêm sưng, mụn trứng cá cụm mọc thành từng đám và có mủ hôi…
* Lưu ý khi sử dụng:
– Nên nặn mụn nhẹ tay để lấy nhân mụn và mủ ra khỏi da. Không dùng lực quá mạnh hoặc cố nặn mụn khi mụn còn non hay mụn nằm ở sâu để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm da.
– Sau khi lấy nhân mụn bằng que nặn, bạn phải làm sạch vùng da vừa được lấy mụn bằng dung dịch sát trùng hoặc nước muối loãng.
– Vệ sinh cây nặn mụn bằng cách rửa sạch và tiệt trùng với nước sôi rồi cất vào hộp khô sạch.
– Nên nặn mụn vào buổi tối để tránh da bị kích ứng bởi ánh nắng mặt trời và phục hồi tốt hơn.